Hiện nay, số lượng sinh viên tốt nghiệp xong rồi… thất nghiệp tràn lan. Thế nhưng các doanh nghiệp lại kêu than rằng thiếu nguồn lao động để có thể vận hành các doanh nghiệp hoạt động. Nguyên nhân chính do đâu mà ra?
Thừa lao động, thiếu việc làm do đâu?
Ta có thể thấy rằng, nhu cầu về nhân lực có tay nghề kỹ thuật có trình độ cao là rất lớn, trong đó chủ yếu bao gồm các ở các nhóm ngành như: cơ khí – tự động hoá, CNTT, kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng, điện – điện lạnh – điện công nghiệp… Nhưng Việt Nam vẫn chưa có một nguồn cung dồi dào để đáp ứng được nhu cầu vì đa số các sinh viên ra trường chỉ mới học lý thuyết mà chưa có sự va chạm thực tế hay kiến thức, kinh nghiệm thực tế nào. Đặc biệt càng khó khăn hơn nữa cho các sinh viên ở các ngành như: kinh tế, ngân hàng, quản trị…
Nhìn chung, thị trường lao động tại Việt Nam có sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm – chuyên môn làm việc. Một số lĩnh vực như kinh doanh – bán hàng có sự phát triển của những vị trí tuyển dụng yêu cầu người ứng tuyển có sự kết hợp giữa chuyên môn kỹ thuật và kiến thức thương mại. Bên cạnh đó, một số vị trí tuyển dụng mang tính chất thời vụ cũng có sự gia tăng nhu cầu như: nhân viên giữ kho, nhân viên bốc xếp, nhân viên phụ kho…
Thị trường lao động thành phố cho thấy tình trạng mất cân đối về số lượng cũng như chất lượng trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề và nhân lực. Ngoài ra, còn cho thấy tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất – kinh doanh, đặc biệt những nhóm ngành nghề sử dụng nhiều lao động có trình độ nghề với chất lượng cao thuộc nhóm ngành nghề công nghiệp trọng yếu và kinh tế dịch vụ.
Đi theo đam mê là một chuyện, và đam mê đó có phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu còn thiếu hụt trong thị trường việc làm không lầ một chuyện khác.